Thiet Ke Nha Dep Basilica kiểu chữ thập La Tinh
Basilica (thánh đường) là sản phẩm của thời kì Cơ đốc giáo ra công khai, sau này vào giai đoạn tiền Roman, Giáo hội vẫn lấy kiểu hình dáng Basilica làm nhà thờ, về sau có thêm hai cánh ngang, hình thành mặt bằng kiểu chữ thập, nên có tên gọi chung là mặt bằng kiểu chữ thập La Tinh.
Thiết Kế Nhà Basilica kiểu chữ thập La Tinh
Basilica vốn có mặt bằng hình chữ nhật, mảnh vải dài, chạy dọc theo chiều dọc có mấy hàng cột, chia chiều ngang ra làm nhịp giữa và nhịp biên; nhịp giữa thường rộng và cao hơn. Nhịp giữa được gọi là trung sảnh, hai nhịp biên được gọi là hành lang bên. Vì nhịp giữa cao hơn, nên ở phần chênh lệch so với nhịp biên, người ta mở cửa sổ. Ban đầu, Basilica đa phần dùng vì kèo gỗ, lợp mái nhẹ, nên cột không cần lớn. Vì sức chứa của Basilica lớn, kết cấu giản đơn, là nơi quen tụ tập của quần chúng, nên kiểu kiến trúc này phù hợp với ý đồ của Giáo hội.
Theo quy định của tôn giáo, cửa vào nhà thờ ở phía Tây, đàn thánh của nhà thờ ở phía Đông. Khi số lượng các con chiên tăng lên, phía Đông nhà thờ làm thêm một cái sân rộng, sân này được bao quanh bởi một hành lang cột thức, giữa sân có bể nước rửa tội, hành lang chỗ cửa vào phía Tây rất rộng, là nơi để cho những người chưa thật tin đạo sử dụng.
Đàn thánh phía Đông hình bán nguyệt, lợp bằng mái nửa bán cầu. Từ Đông sang Tây, lần lượt đến đàn tế, chỗ cho ban phát Thánh khí. Nghi thức tôn giáo ngày càng phức tạp, người đến lễ càng đông, phần không gian phía trước đàn tế được mở rộng theo chiều ngang, chiều ngang này có thể có một nhịp, loại chiều ngang lớn có ba nhịp, cũng gồm một nhịp giữa và hai nhịp biên, chiều ngang và chiều cao bằng tương ứng với các nhịp theo chiều Đông – Tây của nhà thờ. Tuy chiều ngang của hai cánh phía Bắc – Nam không rộng bằng chiều sâu của phần chính nhà thờ phía Đông – Tây, nhưng có tên gọi chung là mặt bằng kiểu "chữ thập La Tinh".
Với một kiểu mặt bằng như vậy, các con chiên ở vị trí nhịp giữa hay hai nhịp biên đều có thể hướng mặt về phía đàn thánh, đàn thánh được trang trí đẹp đẽ, trên đàn khảm môzaich, gần như là trang trí duy nhất được nhấn mạnh trong nhà thờ, nhìn chung một bố cục như vậy phù hợp với nghi lễ tôn giáo, và kiến trúc nhà thờ cùng với tôn giáo đã tìm đựợc một sự hài hòa chung. Ngoài ra, hình tượng hình tượng chữ thập cũng là biểu tượng của sự khổ nạn của Chúa.
Kiến trúc Basilica Roman có một ý nghĩa kép về mặt thiêng liêng và về mặt tinh thần. Nó được đặt ở những nơi thiêng liêng, ở chỗ giao cắt của những con đường hành hương và đặt trên những nơi được coi là những phần mộ tượng trưng hay nơi có một thánh tích được sùng bái.
Các thành phần của Basilica cũng có ý nghĩa tượng trưng rất lớn, nội thất của Basilica là biểu hiện của những yếu tố trong thế giới thường nhật (civitas mundi) mà con người thấy trong thành phố của mình. Sảnh chính tương ứng với đại lộ, sảnh phụ tương ứng với các hàng cột thức, khán đài tương ứng với nơi ở của các thầy tu, ban thờ tương ứng với những nơi chốn thiêng liêng, hầm mộ tương ứng với nghĩa địa... Basilica có hình thức mặt bằng đựợc dùng trong nhà thờ của vua chúa, nhà thờ của tu viện, nhà thờ của công xã… với những nét đặc trưng đáng kể, đã liên kết các thầy tu và khách hành hương, các lãnh chúa và các kỵ sĩ, các công dân và các nhà buôn trước mặt Chúa.
0 개의 댓글: